Trước tiên chủng ta cần biết được định nghĩa của máy đầm bê tông là như thế nào, có tác động ra sao.
1. Định nghĩa: Máy đầm bêtông là máy được dùng để dầm bêtông, làm cho các hạt phối liệu trong be tông vữa xen kẽ, sắp xếp khăng khít với nhau do lực ma sát giữa chúng bị phá vỡ. từ đó mà tăng chất lượng cũng như tính chịu lực của bêtông, tiết kiệm ximăng hơn rất nhiều so với đầm thủ công. Máy đầm bê tông bao gồm máy đầm rung và máy đầm rung.
2. Nguyên tắc làm việc:
Máy đầm bêtông hoạt động chủ yếu dựa trên sự chấn động để phá hủy lực ma sát và lực kết dính của các phối liệu. Nguyên tắc chấn động là làm trục quay hay khối lệch tâm, dao động con lắc,dao động điện từ với nhau.
3. Các phương thức đầm bêtông:
Có hai phương pháp đầm bê tông: đầm ngoài và đầm trong. Phương thức đầm ngoài lbao gồm: phương thức đầm mặt và phương thức đầm cạnh. Trong mỗi phương thức đó đầm trong, đầm mặt và đầm cạnh, thì đều có thể làm việc theo hai cách thức đầm thủ công (tức là bằng tay) và đầm bằng máy.
3.1. Phương thức đầm trong lòng kết cấu bê tông
Phương thức đầm trong, người ta đã tìm hướng đưa nguồn gây chấn động vào sâu trong lòng khối vữa bê tông vừa đổ để làm đặc chắc nó. Phương thức này (còn gọi là đầm sâu) hay áp dụng để đầm các kết cấu có chiều sâu lớn, như: cột, tường, đài móng, móng máy, kết cấu bê tông khối lớn, đê, đập, …Người ta hay gọi đây là dầm dùi bê tông
3.2. Phương thức đầm bên ngoài kết cấu bê tông
Phương thức đầm ngoài, thường được thi công cho những kết cấu có diện mặt thoáng lớn. trong xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp, thì các kết cấu bê tông dùng phương thức đầm này thường có chiều dầy (hay chiều sâu) nhỏ, như: kết bản sàn, nền đường bê tông, nền nhà, nền sân bay,… Khi c thi công bằng máy, đối với kết cấu mỏng, thì máy đầm mặt được dùng để đầm là loại máy đầm bàn.